Wednesday 18 November 2015

23 Canh Tang Sở 庚桑楚 - chú thích


(1) đầy tớ thầy, hạng ngôn ngoan rạch ròi bỏ thầy: nguyên văn kì thần chi hoạch nhiên tri giả khứ chi ; câu này Nhượng Tống dịch trái với nguyên văn: thầy Canh Tang Sở đuổi bỏ những người kia có lẽ đúng hơn.
(2) vợ lẽ thầy, hạng chầm vập yêu thương xa thầy : nguyên văn kì thiếp chi khiết nhiên nhân giả viễn chi ; câu này Nhượng Tống dịch trái với nguyên văn: thầy Canh Tang Sở xa lánh những người kia có lẽ đúng hơn.
(3) lũ ỏng bủng cùng thầy ở! Phường lem luốc để thầy sai: nguyên văn ủng thũng chi dữ cư, ưởng chưởng chi vi sử , 使.
(4) ngày tính ra không đủ: nguyên văn nhật kế chi nhi bất túc  (lợi ích) mỗi ngày tính ra không biết bao nhiêu mà kể (tức là nhiều lắm).
(5) gò đất: nguyên văn chữ Hán bồi . § Cũng như bậu  gò đất thấp.
(6) cầy, cáo: nguyên văn chữ Hán nghiệt hồ . § Cũng như yêu hồ .
(7) sửng sốt: nguyên văn thúc nhiên .
(8) lạ: nguyên văn dị  khác, lạ.
(9) ong bầu: nguyên văn bôn phong  loài ong lưng nhỏ.
(8) sâu đậu: nguyên văn hoắc trục  con ấu trùng lớn màu xanh sinh ra trên cây đậu.
(9) trứng mòng: nguyên văn hộc noãn  trứng chim hồng hộc.
(10) đông người thế: nguyên văn dữ nhân giai lai chi chúng dã . Ý Lão Tử muốn đùa Nam Vinh Trù mà hỏi rằng: Sao đến yết kiến mà còn mang theo bao nhiêu thành kiến, học thuyết... như vậy.
(11) xin nhờ vào Sở: Nam Vinh Trù nghe theo thầy mình là Canh Tang Sở lại thỉnh giáo Lão Tử.
(12) ta càng tin: nguyên văn nhi tín chi  và biết là đúng như thế.
(13) mụ mẫm: nguyên văn võng võng  mê hoặc.
(14) tình, tính: nguyên văn trong câu: nhữ dục phản nhữ tình tính nhi vô do nhập  ngươi muốn trở lại với tình, tính của ngươi mà không có lối đi vào. Sách in sai thành "tính, tính" (trang 363).
(15) uất ức vậy: nguyên văn thục tai uất uất hồ .
(16) bầy nhầy: nguyên văn tân tân .
(17) vệ sinh : dưỡng sinh, bảo hộ sinh mệnh.
(18) Mạc Da , còn viết là , : tên một cây kiếm quý thời cổ. ◇Chiến quốc sách : Kim tuy Can Tướng, Mạc Da phi đắc nhân lực tắc bất năng cát quế hĩ, kiên tiễn lợi kim bất đắc huyền cơ chi lợi tắc bất năng viễn sát hĩ , ,  (Tề sách ngũ) Nay tuy có Can Tướng, Mạc Da mà không có nhân lực thì cũng không cắt được gì cả; (tuy có) tên cứng và mũi nhọn mà không có thế lực của cung nỏ thì cũng không bắn được xa mà giết được người.

(19) không: bản dịch của Nhượng Tống in thiếu chữ "không" (bất ). Thử tứ lục giả bất đãng hung trung tắc chánh  Bốn cái sáu ấy không làm rung chuyển trong lòng thì tâm thần bình chánh. § "Bốn cái sáu" tức là: (1) sáu bệnh về Chí: quý phú hiển nghiêm danh lợi; (2) sáu bệnh về Tâm: dong động sắc lí khí ý; (3) sáu bệnh về Đức: ố dục hỉ nộ ai lạc; và (4) sáu bệnh về Đạo: khứ tựu thủ dữ tri năng.




23 Canh Tang Sở 庚桑楚



 (I)Canh Tang Sở (I)
1.
使 
2.
 
3.

4.
   
1.
Học trò Lão Đam, có người là Canh Tang Sở, riêng hiểu đạo của Lão Đam, sang Bắc, ở núi Úy Lũy.
Đầy tớ thầy, hạng ngôn ngoan rạch ròi bỏ thầy (1)!
Vợ lẽ thầy, hạng chầm vập yêu thương xa thầy (2)!
Lũ ỏng bủng cùng thầy ở! Phường lem luốc để thầy sai (3)! Ở ba năm, miền Úy Lũy khá to!
Dân ở Úy Lũy nói với nhau rằng:
— Thầy Canh Tang Sở lúc mới đến, chúng ta bâng khuâng lấy làm lạ. Nay chúng ta: ngày tính ra không đủ (4)! năm tính ra thì có thừa! Có lẽ thánh nhân chăng? Các bác! Sao ta không cùng nhau lập đền đài mà thờ phụng?

2.
Thầy Canh Tang Sở nghe chuyện, quay mặt sang nam bẽn lẽn. Học trò lấy thế làm lạ.
Thầy Canh Tang nói:
— Các con! Có lạ gì ta? Kìa hơi xuân tới mà trăm loài cỏ xanh! Thu vừa sang mà muôn của báu thành! Kìa xuân cùng thu phải rằng không có đức gì mà được thế sao? Đạo cả đã nhuần thấm rồi! Ta nghe bậc chí nhân ngồi trơ trong chiếc nhà bao tường đất, mà trăm họ rông cuồng, không biết là đi đâu… Nay đem dân miền Úy Lũy, mà lén lút muốn dâng cỗ bàn cho ta ở giữa đám hiền nhân! Ta có lẽ là hạng người môi gáo sao? Vì thế ta bẽn lẽn với lời của Lão Đam.
3.
Học trò thưa:
— Không phải thế! Kìa trong rạch một tầm, một trượng, cá lớn không có chỗ dong thân mà bống, mại là giỏi! Trên gò (5) một bước, một nhận, muông lớn không có chỗ náu hình, mà cầy, cáo (6), là hay! Vả chăng tôn người hiền; cất người tài; lấy thiện và lợi làm đầu; thì xưa Nghiêu, Thuấn đã thế rồi, huống chi là dân Úy Lũy! Thầy cũng nghe họ thôi!
4.
Thầy Canh Tang bảo:
— Các con lại đây! Kìa giống muông lật xe, một mình lìa núi, thì không khỏi cái lo bẫy lưới. Loài cá nuốt thuyền, mắc cạn mà mất nước, thì kiến, bọ có thể làm khổ được. Cho nên chim không chán cao; cá, giải không chán sâu. Mà con người giữ toàn xác và sống của mình, giấu thân mình, cũng không chán sâu xa, kín đáo mà thôi. Vả lại hai người vua ấy, lại đâu đáng để ngợi khen. Về sự phân biệt của họ, khác nào khoét láo tường, vách, mà trồng cỏ bồng, cỏ tranh! Lần từng sợi tóc mà chải đầu! Đếm từng hạt gạo mà thổi cơm! Len lén vậy, lại đâu đủ để giúp đời! Cất người giỏi thì dân khuynh loát nhau. Dùng người khôn thì dân ăn trộm nhau. Mấy cách ấy, chẳng đủ cho dân thuần hậu. Đối với lợi, dân nó siêng năng lắm. Con có kẻ giết cha! Tôi có kẻ giết vua! Ban ngày ăn trộm! Giữa trưa khoét ngạch! Ta bảo các con, cái gốc loạn lớn sinh ra từ thời Nghiêu, Thuấn. Mà cái ngọn còn mãi cho đến sau nghìn đời. Sau nghìn đời, tất có chuyện người với người ăn thịt lẫn nhau!



 (II)Canh Tang Sở (II)
1.

使
使
2.








竿
3.


4.

 



1.
Nam Vinh Trừ sửng sốt (7) ngồi ngay lại mà rằng:
— Như Trừ này tuổi đã luống rồi, sẽ học tập vào đâu để kịp được lời nói ấy?
Thầy Canh Tang đáp:
— Toàn lấy xác ngươi. Giữ lấy sự sống của ngươi. Đừng khiến ngươi lo nghĩ miệt mài. Như thế ba năm thì có thể kịp được lời nói ấy.
Nam Vinh Trừ thưa:
— Mắt vời hình, tôi không biết nó có gì lạ (8), mà kẻ mù chẳng thể tự nhìn thấy. Tai với hình, tôi không biết nó có gì lạ (8), mà kẻ điếc chẳng thể tự nghe thấy. Lòng với hình, tôi không biết nó có gì lạ (8), mà kẻ điên chẳng thể tự hiểu được. Hình với hình, kể cũng thông dụng lắm. Nhưng hoặc giả vật làm ngăn cách nó chăng? Nên muốn tìm nhau mà chẳng gặp được nhau. Nay bảo Trừ rằng: "Toàn lấy xác ngươi! Giữ lấy sự sống của ngươi. Đừng để ngươi lo nghĩ miệt mài." Trừ gắng sức nghe đạo lọt vào tai rồi...
2.
Thầy Canh Tang tiếp:
— Nói đến thế hết lời rồi. Ong bầu không hóa nổi sâu đậu. Gà Việt không ấp nổi trứng mòng (9). Gà Lỗ thì vốn ấp nổi. Gà với gà, đức nó không phải không đồng nhau. Ấp nổi với chẳng nổi, là vì tài chúng vốn có lớn, nhỏ. Nay tài ta nhỏ, không đủ để hóa ngươi. Ngươi sao chẳng sang Nam ra mắt thầy Lão.
Nam Vinh Trừ bọc lương ăn đi bảy ngày, bảy đêm đến nơi thầy Lão.
Thầy Lão hỏi:
— Ngươi từ bên Sở sang đây chăng?
Nam Vinh Trừ thưa:
— Dạ!
Thầy Lão bảo:
— Ngươi sao cùng tới đây với đông người (10) thế?
Nam Vinh Trừ sửng sốt, đoái lại phía sau.
Thầy Lão bảo:
— Ngươi không hiểu lời ta nói sao?
Nam Vinh Trừ cúi mặt thẹn, ngửa mặt than rằng:
— Lúc nãy tôi quên lời tôi đáp, nhân lạc mất câu tôi hỏi.
Thầy Lão hỏi:
— Nghĩa là làm sao?
Nam Vinh Trừ thưa:
— Không biết chăng? Người bảo tôi ngu đần!
Biết chăng? Lại buồn phiền đến thân.
Bất nhân thì hại người.
Nhân thì lại buồn phiền đến xác tôi.
Bất nghĩa thì hại nó.
Nghĩa thì lại buồn phiền chính mình đó.
Tôi trốn đâu cho được những cái ấy? Ba câu ấy, là những điều mà Trừ lấy làm lo. Xin nhờ vào Sở (11) mà hỏi thầy.
Thầy Lão đáp:
— Ban nãy ta thấy khoảng giữa mày, mắt ngươi, vì thế ta đã hiểu ngươi rồi. Nay ngươi lại nói, ta càng tin (12). Ngươi băn khoăn như kẻ mất cha, mẹ, nhưng vác cần câu mà tìm ở bể. Ngươi là người lạc. Mụ mẫm (13), ngươi muốn trở lại với tình, tính (14) của ngươi mà không có lối đi vào. Đáng thương thay!
3.
Nam Vinh Trừ xin vào ở nhà trọ. Vời cái mà mình thích. Bỏ cái mà mình ghét. Mười ngày lại thấy buồn, lại ra mắt thầy Lão.
Thầy Lão nói:
— Ngươi tự gột rửa đã kỹ thay! Uất ức (15) vậy. Nhưng mà bên trong bầy nhầy (16) còn có cái xấu. Phàm những cái bó buộc bên ngoài, không thể cứ để nhiều thế mà gỡ được. Phải khóa trong. Những cái bó buộc bên trong, không thể cứ bỏ rối thế mà gỡ được. Phải khóa ngoài. Những cái bó buộc cả ngoài lẫn trong, thì dù đạo đức cũng không giữ nổi huống chi kẻ buông lỏng đạo đức mà đi!
4.
Nam Vinh Trừ thưa:
— Trong làng có người ốm. Người làng đến hỏi nó. Nhưng người ốm bệnh ấy hãy còn chưa ốm! Như Trừ mà hỏi về đạo cả, ví cũng như uống thuốc cho ốm thêm! Trừ xin được nghe phép vệ sinh (17) mà thôi!
Thầy Lão nói:
— Phép vệ sinh: có thể giữ được một chăng?
Có thể chớ bỏ mất sót chăng?
Có thể không bói toán mà biết xấu, tốt chăng?
Có thể dừng chăng? Có thể thôi chăng?
Có thể cầu ở mình mà bỏ ở người chăng?
Có thể thoáng qua chăng?
Có thể ngây ra chăng?
Có thể con trẻ chăng?
Con trẻ: suốt ngày gào mà khổ không khan, rất mực hòa vui vậy. Suốt ngày nắm mà tay không mỏi, đức nó đồng nhất vậy! Suốt ngày nhìn mà mắt không chớp, không thiên ở ngoài vậy. Đi không biết đi đâu. Ở không biết làm gì! Cùng với vật ung dung; thuận sóng, đồng dòng! Ấy là phép vệ sinh.
Nam Vinh Trừ thưa:
— Vậy thì đã là đức của bậc chí nhân chăng?
— Không phải! Thế mới là cái gọi là "băng tan, giá hết"... Còn như bậc chí nhân, cùng ăn với đất mà cùng vui với trời... Không vướng vì người, vật, lợi, hại; không cùng nhau tác quái; không cùng nhau bày mưu; không cùng nhau làm việc; thoáng qua mà đi; ngẩng ra mà đến, ấy gọi là phép vệ sinh mà thôi!
— Vậy đã là rất mực chăng?
— Chưa! Ta vốn đã bảo ngươi: Có thể con trẻ được chăng? Con trẻ: động không biết làm gì. Chạy không biết đi đâu. Mình như cành cây khô mà lòng như tro nguội! Kẻ như vậy:
Họa cũng không đến lượt.
Phúc cũng không tới nơi.
Đã không có họa, phúc.
Đâu còn tai vạ của người.




 (III)Canh Tang Sở (III)
III)
1.



2.

 使

2.

  

 
1.
Cõi lòng thư thái, định nhất,
Thì nảy ra ánh sáng trời.

Kẻ nảy được ánh sáng trời, ai ai cũng thấy người ấy. Người ta có tu đến bực ấy, bấy giờ mới có thường.  Kẻ có thường, người bỏ họ nhưng trời giúp họ. Kẻ mà người bỏ ấy gọi là dân trời. Kẻ mà trời giúp ấy gọi là con trời. Học chăng? Học cái mà đời không học nổi. Làm chăng? Làm cái mà đời không làm nổi. Biết dừng ở chỗ không thể biết. Rất mực rồi! Nếu có kẻ chẳng tới thế, thì cân trời làm hỏng nó. Sắm vật để giữ xác; phòng sự bất ngờ mà sinh lòng; kính bên trong để tới bên kia; như thế mà muôn sự rủi ro đến cả, ấy là tự trời mà chẳng phải tự người. Chẳng đáng để quấy rối đức thành. Chẳng nên để bận vào đài thiêng. Đài thiêng là nơi có chủ trương, mà không biết cái chủ trương ấy là gì, và không để cái gì có thể chủ trương được.
2.
Không thấy tự mình thực mà phát ra, thì lần nào phát cũng không trúng. Theo vào thói quen ấy mà chẳng bỏ, thì lần nào cũng càng thêm lỡ. Kẻ làm việc bất thiện ở giữa chỗ rõ ràng, thì người ta được quyền giết nó. Kẻ làm việc bất thiện ở giữa chỗ tối tăm, thì quỷ thần được quyền mà giết nó. Quang minh với người, quang minh với quỷ thần, rồi mới có thể đi một mình. Kẻ "khoán trong" đi vào con đường "không danh". Kẻ "khoán ngoài" cốt ở chỗ "ôm đồm". Kẻ đi vào đường không danh, dù bình thường cũng rực rỡ. Kẻ cốt ở chỗ ôm đồm thì chỉ là con buôn. Người ta thấy họ bồn chồn. Họ còn ra chiều vênh váo. Nghèo cùng thì vật vào. Kiêu cùng thì thân mình cũng không dong nổi, dong sao nổi người? Kẻ không dong nổi người không ai thân. Kẻ không ai thân thì tuyệt với người. Khí giới không gì sắc bằng ý chí. Mạc-da (tên một thanh gươm báu) (18) là hạng xoàng. Giặc không gì lớn bằng Âm, Dương. Trong trời, đất, không trốn đâu được. Nào phải Âm, Dương làm hại ta, lòng ta sai khiến nó vậy.
3.
Đạo vốn thông. Nó chia ra có thành. Thành tức là hỏng. Sở-dĩ ghét cái nó chia, vì nó chia ra để phòng-bị. Sở-dĩ ghét cái phòng-bị, vì nó có cái phòng-bị lại. Cho nên đi ra mà chẳng trở lại, ta thấy họ là ma. Ra mà được thế, sống đó mà tức là được chết. Chết mà còn có thực, thì ma đó mà giữ được lẽ một. Lấy cái có hình bắt chước cái không hình mà định được lí rồi.
4.
Ra từ chỗ không gốc. Vào tới nơi không lỗ. Có thực mà không ở vào đâu. Cái dài mà không gốc, ngọn. Cái có chỗ ra, mà không có lỗ mới có thực. Có thực mà không ở vào đâu, ấy là vũ (không gian). Có dài mà không gốc ngọn ấy là trụ (thời gian). Có sống thì có chết. Có ra thì có vào. Vào, ra mà không thấy hình nó, ấy là "cửa trời". Cửa trời tức là không có. Muôn vật ra từ chỗ không có. Có chăng, có thể lấy có làm có; tất ra từ chỗ không có, mà không có một cái không có. Thánh nhân giấu mình ở đấy.
5.
Người đời xưa, trí họ đã rất mực rồi. Rất mực đến đâu? Có kẻ cho rằng ban đầu chưa hề có vật, thế là rất mực. Hết rồi. Không gì hơn được nữa. Thứ đến kẻ cho là có vật rồi, nhưng sẽ lấy sống là mất; lấy chết là về; ấy là để chia ra mà thôi. Kẻ thứ nữa nói rằng: ban đầu không có. Rồi đó mà có sống. Sống chốc lát rồi chết. Họ lấy không có làm đầu. Sống làm thân thể; chết làm xương cùng. Ai biết giữ lí, cho có, không, chết, sống là một; ta sẽ cùng hắn làm bạn. Ba phái ấy tuy khác nhau, cùng họ hàng cả. Họ Chiêu, họ Cảnh thành tên vì công. Họ Giáp thành tên vì ấp phong. Không phải một... (Chiêu, Cảnh, Giáp, ba ngành trong họ vua Sở).








 


 (IV)Canh Tang Sở (IV)
1.
Có sống là khói ám. Lở tở, ấy là lẽ phải đổi dời. Nói lẽ phải đổi dời chẳng là phải nói tới đạo. Tuy nhiên, đạo là cái không thể biết. Cỗ chạp có giò với nem, phân ra được mà là không phân ra được. Kẻ xem nhà, xem khắp nhà khách, nhà thờ, lại sang đến phòng ngủ nữa. Vì thế, cái gì lẽ phải cũng đổi dời.
2.
Xin nói đến lẽ phải đổi dời. Ấy là kẻ lấy dời làm gốc; lấy biết làm thầy; nhân đó để tranh về phải, trái. Họ cho rằng quả có danh, có thực, nhân lấy mình làm mực, khiến người khác phải theo lí của mình. Rồi nhân đó lấy chết mà giữ lấy lí. Kẻ như thế, họ cho người khác: được dùng là khôn; không dùng là dại; làm nên là danh giá; cùng khổ là nhục nhã. Theo lẽ đổi dời ấy là người đời nay. Ấy là hạng ve sầu cùng hạng sẻ ra ràng. Chúng đồng nhau về chỗ đồng.
3.
Giẫm vào chân người ở chợ, thì xin lỗi là chót nhỡ. Anh giẫm thì vỗ về. Cha, mẹ thì thôi. Cho nên nói: "Thật là lẽ không kể người. Thật là nghĩa không kể việc. Thật là trí không cần mưu. Thật là nhân không thân ai. Thật là tín chấp cả vàng."








 


 (V)Canh Tang Sở (V)
1.
Triệt cái trái với chí. Giải cái lầm của tâm. Bỏ cái lụy đến đức. Thông cái lấp mất đạo. Sang, giàu, vinh, hiển, danh, lợi: sáu cái ấy là trái với chí. Vẻ người, sắc mặt, cử động, lí lẽ, khí khái, ý tứ: sáu cái ấy là lầm của tâm. Ghét, muốn, mừng, giận, thương, vui: sáu cái ấy làm lụy đến đức. Lui, tới, lấy, cho, tài, biết: sáu cái ấy làm lấp mất đạo. Bốn cái sáu ấy không
(19) làm rung chuyển trong lòng thì chính. Chính thì tĩnh. Tĩnh thí sáng. Sáng thì trống không. Trống không thì không làm mà không có gì là không làm.
2.
Đạo là phần trọng của đức. Sống là ánh sáng của đức. Tính là bản chất của sống. Tính mà động gọi là làm. Làm cái giả dối gọi là mất. Biết là tiếp. Trí là mưu. Điều mà trí không biết được, cũng như liếc vậy. Vì chẳng đừng được mà động, gọi là đức. Động không lúc nào không phải cái ta, gọi là trị. Danh trái nhau mà thực thì thuận nhau.







 (VI)Canh Tang Sở (VI)
1.
Chúa Nghệ khéo về chỗ bắn trúng cái nhỏ, mà vụng về chỗ khiến người đừng khen mình. Thánh nhân khéo với trời mà vụng với người. Khéo với trời mà thuận với người, chỉ có bậc toàn nhân là được thế. Chỉ có sâu là có thể sâu. Chỉ có sâu là có thể trời. Bậc toàn nhân ghét trời: ghét cái trời của người vậy. Nữa là ở ta còn trời chăng? Người chăng?
2.
Một con sẻ bay qua Nghệ, Nghệ tất bắn được. Ấy là oai. Lấy thiên hạ làm lồng thì sẻ chả còn trốn đâu. Thế cho nên: vua Thang lấy việc đầu bếp làm lồng cho Y Doãn. Tần Mục Công lấy năm tấm da dê để làm lồng cho Bách Lí Hề. Vậy nên không phải đem cái họ thích để lồng họ mà có thể được, thì chả có.
3.
Kẻ bị tội chặt chân, coi thường áo số... Vì khen, chê đã gác ngoài tai. Kẻ tù đồ lên cao mà không sợ... Vì sống chết đã sót ngoài lòng. Học tập việc đừng biếu xén, cố mà quên người. Quên người, nhân đó rồi mới là người trời. Cho nên kính đó mà không mừng; trêu đó mà không giận; chỉ có người đồng với thiên hòa là thế. Ra giận không giận, thì giận ra từ không giận rồi. Ra làm không làm, thì làm ra từ không làm rồi. Muốn tĩnh thì giữ khí cho bình. Muốn thần thì giữ lòng cho thuận. Có làm mà muốn đúng, thì do ở chẳng được đừng.Về loại chẳng được đừng, là đạo của thánh nhân.




































































ed. 2023-07-02