Wednesday 1 July 2015

02 Tề vật luận 齊物論 - chú thích


ghi chú * (của Nhượng Tống)

(*1) Tề vật luận: Bàn về lẽ các vật đều bằng nhau. 

(*2) sáu hợp là trên, dưới, bốn bề.
(*3) dùng "chim sa, cá lặn" mà tả người đẹp, là theo điển này.



chú thích (hv-ebook)


(1) Tử Kì: nguyên văn Tử Kì . Bản dịch ghi là Tử Cơ.
(2) thờ thẫn: bản sách in là thơ thẩn (không hợp nghĩa).
(3) thờ thẫn như mất lứa đôi: nguyên văn tháp yên tự táng kì ngẫu  thẫn thờ, ngơ ngác, hình dáng như kẻ mất hồn.
(4) chuyện tựa kỉ ngày nay...: người tựa kỉ bây giờ... 

(5) Trí lớn nhàn nhàn! Trí nhỏ lan man: nguyên văn: Đại trí nhàn nhàn, tiểu trí gian gian ,  "Biết lớn" (đại trí): biết một cách bao trùm, rộng rãi; "biết nhỏ" (tiểu trí): biết một cách chia lìa, vụn vặt.
(6) nguyên văn: Đại ngôn viêm viêm, tiểu ngôn chiêm chiêm ,  "Lời lớn": cao xa, hay đẹp, sáng rõ; "lời nhỏ": lải nhải, rườm rà, luộm thuộm.

(7) Thần Vũ : tên tôn xưng vua Vũ  nhà Hạ . Mới đầu là bề tôi vua Thuấn , nhờ có tài đức, có công trị lụt, được vua Thuấn truyền ngôi cho.
(8) tiếng chim học nói: nguyên văn cấu âm  tiếng chim con.
(9) cốt đạo: nguyên văn Bỉ thị mạc đắc kì ngẫu, vị chi đạo xu ,  Đó và Đây không thành đôi đối đãi nhau, thế gọi là cốt tủy của Đạo. 
(10) xin ghi riêng ra ở đây đoạn dịch không có trong bản Hán văn dùng tham khảo cho hv-ebook này ( 
http://www.sidneyluo.net/d/d.htm): Dong dã giả, dụng dã; dụng dã giả, thông dã; thông dã giả, đắc dã, thị đắc nhi ki hĩ , ; , ; , ,  Thường tức là dùng. Dùng tức là thông. Thông tức là được. Vừa được là sắp sửa rồi (Nhượng Tống dịch). Theo học giả Nghiêm Linh Phong , người đời sau đã thêm hai mươi chữ Hán này vào văn bản cổ.
(11) Chiêu Văn : người xưa giỏi đánh đàn.
(12) Sư Khoáng : một nhạc công thời xưa, rất sành âm luật.
(13) Huệ Tử : nhà biện luận thời xưa.
(14) "trắng, dắn": tức là lập luận kiên bạch  (cứng và trắng tách biệt) của Công Tôn Long  (320 trước CN - 250 trước CN).

(15) bản dịch của Nhượng Tống (trong sách in) ghi là: "Một với là hai. Hai với một là ba." Đây hẳn là một lỗi ấn loát. Nguyên văn của câu này là: Nhất dữ ngôn vi nhị, nhị dữ nhất vi tam ,  Một với nói là hai. Hai với một là ba.
(16) nhân thường mà không nên: tức là dịch theo câu Hán văn nhân thường nhi bất thành . Ghi chú: Nguyễn Duy Cần dịch câu này như sau: "nhân mà thường thì không nên việc" (xem quyển II, trang 215). Câu chữ Hán này là một bản khác với nguyên văn dùng làm gốc trong blog này: nhân thường nhi bất chu  nghĩa là: nhân thường mà không khắp cả.
(17) ngoảnh mặt sang Nam: nghĩa là: "lâm triều, vua ra triều đình".
(18) nhái: nguyên văn chữ Hán thu  cá chạch.
(19) cỗ bàn: nguyên văn sô hoạn ;: loài thú ăn cỏ, hoạn: gia súc (dê, bò, chó, lợn...). Nói chung: thịt thà, cỗ bàn.
(20) Mao Tường , Lệ Cơ : tên những người đẹp thời xưa. Ghi chú: Bản chữ Hán ở đây ghi Tây Thi 西 (thay vì Lệ Cơ). 
(21) Cù Thước: nguyên văn Cù Thước . Bản dịch ghi là Cồ Tước.
(22) thấy trứng: nguyên văn kiến noãn . Sách in ghi sai thành "thấy trúng". 
(23) len lén: nguyên văn thiết thiết  (ở đây có người hiểu là:) rõ rệt, rành rành. Cả câu này: Nhi ngu giả tự dĩ vi giác, thiết thiết nhiên tri chi. Quân hồ, mục hồ, cố tai! , . , , ! Nguyễn Duy Cần (cuốn II, trang 237) dịch như sau: Nhưng kẻ ngu lại tự cho là họ tỉnh, rồi họ cũng tin thật rằng họ là bậc vua chúa, hay họ là kẻ chăn ngựa! Gàn thay! 
(24) bóng bóng: nguyên văn võng lượng  cái bóng mờ mờ ở chung quanh cái bóng thực. 























1 comment: