Sunday 19 July 2015

04 Nhân gian thế 人間世 - chú thích


ghi chú * (của Nhượng Tống)

(*1) Nhân gian thế: đời người.
(*2) Nhan Hồi: học trò Trọng Ni.
(*3) Trọng Ni: Khổng Tử. 

(*4) lo về đạo người: hình phạt.
(*5) lo về âm, dương: ốm đau.
(*6) Khâu: tên Khổng Tử. 

(*7) chung: mỗi chung mười chín hộc hai đấu.  



chú thích (hv-ebook)

(1) kẻ chết ao hàng nước! nằm như chuối đồng bằng: nguyên văn tử giả dĩ quốc lượng hồ trạch nhược tiêu . Có thuyết cho rằng chữ tiêu  ở đây không phải là ba tiêu  (cây chuối) mà là chữ tiều  (cây cỏ, cành vụn). Cả câu có thể hiểu như sau: người chết nhiều như cây cỏ, củi vụn đầy cả đồng núi, ở khắp ao hồ.
(2) dân chắc không chịu nổi: nguyên văn dân kì vô như hĩ  nhân dân (khốn khổ) không biết nói sao cho vừa.
(3) bớt đỡ: chữ Hán sưu  trị, cứu.
(4) tạp: chữ Hán tạp . Sách in sai thành "tập".
(5) tin chắc: nguyên văn khang  thành thực, chân thành.
(6) dây, mực: nguyên văn thằng mặc . Sách in sai thành "giấy, mực".
(7) Quan Long Phùng: chữ Hán . Nhượng Tống phiên âm là Quan Long Bàng. Ghi chú: chữ Hán bàng  rất giống chữ phùng .
(8) nghe nó bằng tai: sách in sai thành "nghe nó bằng tay" (cf. bản dịch Nhượng Tống, trang 97).
(9) ngồi mà chạy: nguyên văn tọa trì  thân bất động mà tâm thần li tán. 

(10) vui vẻ: nguyên văn chữ Hán  có thể đọc là "hoan" hoặc "hoạn". Nhượng Tống dịch là vui vẻ là theo nghĩa hoan , đồng nghĩa với chữ hoan . Có thuyết cho rằng chữ Hán hoạn  ở đây là chữ hoạn  cổ, có nghĩa là tai, vạ. Cả câu nguyên văn quả bất đạo dĩ hoạn thành  có thể dịch theo Nguyễn Hiến Lê (cf. trang 193) như sau: ít có việc nào mà không gây tai họa. Thuyết này phù hợp với đoạn sau trong bài, dùng nhiều lần chữ hoạn .
(11) Trong bếp không có kẻ muốn mát: nguyên văn thoán vô dục thanh chi nhân  (vì không cần phải giải nhiệt). 

(12) trời giảm: Hán văn thiên sát , có nghĩa là "bản tính tàn bạo, hiếu sát": Hữu nhân ư thử, kì đức thiên sát ,  (Ở đây có một người bản tính tàn bạo, hiếu sát). 
(13) dệt: không hiểu nghĩa là gì. Chữ "dệt" này, Nhượng Tống dùng để dịch chữ Hán quyết  có nghĩa là "sụp, ngã". Cả câu Hán văn: vi điên vi diệt, vi băng vi quyết ,  có thể hiểu là: "đến đổ, đến diệt; đến lở, đến sụp".
(14) con nít: Hán văn anh nhi .
(15) bờ cõi: Hán văn đinh huề . Nghĩa gốc là "bờ ruộng, điền giới". Trong bài này, dùng theo nghĩa bóng là: "câu thúc, nghi tiết". Cả câu văn Trang Tử: Bỉ thả vi vô đinh huề, diệc dữ chi vi vô đinh huề ,  có thể hiểu như sau: "Nó mà làm không có câu thúc, nghi tiết, (thì) cũng cùng nó làm không có câu thúc, nghi tiết".
(16) không núi: chữ Hán nhai  nghĩa gốc là "ven núi". Nguyên văn vô nhai . Cũng viết là vô nhai  nghĩa là "không bờ bến, vô cùng tận". Ở đây có thể hiểu theo nghĩa bóng là "không có hạn chế, ước thúc".

(17) không vết: nguyên văn vô tì  nghĩa là "không có khuyết điểm, không lầm lỗi".
(18) trai: chữ Hán là thận , có nghĩa là "con sò lớn". Cũng chỉ "đồ vật, cái chén dùng cho việc cúng tế thời xưa". § Vì chén cúng tế có vẽ hình con sò nên gọi tên như vậy. Nhượng Tống dịch là "trai" (sò) (cf. trang 101). Nguyễn Hiến Lê dịch là "vỏ sò lớn" (cf. trang 196). 
(19) phó Thạch: nguyên văn tượng Thạch  người thợ mộc tên là Thạch.
(20) che được nghìn trâu bò: nguyên văn tế sổ thiên ngưu . Bản dịch chỉ ghi: "che được trâu" (cf. trang 102).
(21)
tra, lê, quýt, bưởi: nguyên văn tra lê quất dữu . Chữ Hán tra  viết gần giống chữ cam  chữ Hán dữu  bưởi (họ cam quýt, quả to; lat. Citrus maxima). Nhượng Tống dịch là "cam, lê, bòng, quýt, dưa" (cf. trang 103). Chữ "bòng" không biết dịch từ đâu.
(22) chín thì chịu bóc lột nhục nhã: nguyên văn thật thục tắc bác, bác tắc nhục , , nghĩa là "chín thì bóc lột, bóc lột rồi bẻ ngắt".
(23) lấy nghĩa bảo nó chẳng cũng xa sao: nguyên văn dĩ nghĩa dụ chi, bất diệc viễn hồ , , nghĩa là "lấy lí lẽ tầm thường mà bảo nó, chẳng cũng sai lạc lắm sao". 

(24) Tử Kì: nguyên văn Tử Kì . Bản dịch ghi là Tử Cơ.
(25) thu, trắc, dâu: nguyên văn thu bách tang . Bản dịch in sai thành: "thú, trắc, dâu" (cf. Nhượng Tống trang 104). Ngoài ra, chữ bách thường dịch là "cây bách".
(26) vòng: chữ Hán vi . Cùng chữ vi  này, chính Nhượng Tống, trong những chương trước, đã dịch là: "vòng" (để đo vòng ôm của một thân cây chẳng hạn). Không rõ vì lí do gì, trong đoạn văn ở đây, Nhượng Tống lại dịch thành hai chữ khác: vầng, vừng. Hv-ebook: "Ba vòng, bốn vòng, những kẻ tìm nóc cho các nhà cao sang, chặt nó. Bảy vòng, tám vòng, các nhà quan sang, nhà buôn giàu, tìm thứ săng liền chặt nó." Bản sách in là: "Ba vầng, bốn vầng, những kẻ tìm nóc cho các nhà cao sang, chặt nó. Bảy vừng, tám vừng, các nhà quan sang, nhà buôn giàu, tìm thứ săng liền chặt nó." (cf. trang 104)
(27) săng: Hán văn thiện bàng 樿 quan tài.
(28) không thể đem đến để cúng thần sông: nguyên văn bất khả dĩ thích hà . Sách in sai thành "thần sống" (cf. trang 104)

(29) năm tạng: nguyên văn ngũ quản , tức là ngũ tạng mạch quản .
(30) mài kim: nguyên văn tỏa châm . Ý nói may vá.
(31) giặt vải: nguyên văn trị giải , nghĩa là "giặt quần áo". Sách in sai thành "đặt vải" (cf. trang 105).
(32) xen cánh giữa khoảng đó: nguyên văn nhương tí nhi du ư kì gian , nghĩa là "vén cánh tay áo đi chơi trong đám những người phải trưng binh". Ý nói nhờ có tật mà Chi Li được thong dong, khỏi phải đi lính ra trận.

(33) vạ: chữ Hán họa  (trái với chữ phúc ). Sách in sai thành "" (cf. trang 106).
(34) mê dương: nguyên văn . Có thuyết giảng là trá cuồng , nghĩa là "giả làm điên khùng". Lại có thuyết cho là cức thích , nghĩa là "gai góc". 
(35) dò xét: nguyên văn điệp . Theo Hán ngữ đại từ điển, nghĩa là: "an ninh" . Cả câu: Đại đa chánh pháp nhi bất điệp  Nhiều chính pháp quá mà không yên ổn.












No comments:

Post a Comment