Tuesday 21 July 2015

04 Nhân gian thế 人間世


Nhân gian thế (I)
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.

18.

19.

20.
使使
21.
使使
1.
Nhan Hồi (*2) ra mắt Trọng Ni (*3), xin đi.
2.
Hỏi:
— Đi đâu?
3.
Thưa:
— Sắp sang Vệ.
4.
— Sang làm gì?
5.
— Hồi nghe: vua nước Vệ đã đứng tuổi; một mình một nết; khinh thường dùng nước mình mà không tự thấy lỗi mình; khinh thường dùng cái chết của dân: kẻ chết ao hàng nước! nằm như chuối đồng bằng! (1) Dân chắc không chịu nổi... (2) Hồi từng nghe thầy dạy rằng: "Nước trị thì tìm đi. Nước loạn thì tìm tới. Nhà làm thuốc thường lắm bệnh. Xin đem những điều đã được nghe, nghĩ ra phép tắc nó. Họa là nước ấy có bớt đỡ (3) chăng?
6.
Trọng Ni nói:
— Ồ! Có lẽ mi sang mà chịu tội đấy thôi! Kìa đạo thì không muốn tạp (4); tạp thì nhiều; nhiều thì nhiễu; nhiễu thì lo; lo mà không cứu nổi! Bậc "chí nhân" đời xưa trước xét ở mình rồi sau mới xét ở người. Điều xét ở mình chưa nhất định, còn rỗi đâu đến những điều làm của kẻ tàn bạo.
7.
Vả lại mi cũng biết đến nơi mà đức trôi giạt tới, và nơi trí nảy nở ra chăng? Đức trôi giạt tới danh. Trí nảy nở ra tranh. Danh là cái lật lẫn nhau. Trí là cái khí cụ để tranh nhau. Hai món đó là đồ nguy hiểm, không phải là những món để làm cho tới nơi.
8.
Vả chăng, đức dày, tin chắc (5), nhưng chưa hiểu được khí khái của người; danh vọng chẳng tranh; nhưng chưa hiểu được lòng dạ của người; mà gượng đem những lời nhân nghĩa, dây, mực (6), để lòe ở trước kẻ tàn bạo: ấy vì thế mà người ta ghét nó có cái đẹp, gọi nó là hạng "hại người". Kẻ hại người, người tất hại lại nó. Có lẽ mi sẽ bị người hại lại. Vả chăng nếu là kẻ yêu người hiền mà ghét kẻ chẳng ra gì, thì cần gì mà phải tìm lấy cách dễ có khác. Dù mi không khuyên bảo, các vương, công tất sẽ lấn ngươi mà dua lấy phần được.
Mi mắt sẽ vì họ quáng!
Mặt sẽ cùng họ vui gượng!
Miệng sẽ nhân họ luống cuống!
Trong lòng có lẽ cũng phải có tán thưởng.
Thế là đem nước cứu nước, đem lửa cứu lửa, gọi nó là "thêm phiền". Chiều trước sẽ đến vô cùng. Mi có lẽ sẽ nói nhiều ngay lúc chưa được tin, thì tất chết chết ở trước mắt kẻ tàn bạo.
9.
Vả lại xưa kia vua Kiệt giết Quan Long Phùng (7), vua Trụ giết vương tử Tỉ Can, ấy đều là những người tự sửa mình, để cúi xuống vỗ về dân của người ta, đem kẻ dưới mà làm trái ý kẻ trên. Cho nên vua họ nhân họ sửa mình để gạt họ. Ấy là "hạng ham danh". Xưa kia vua Nghiêu đánh Tùng, Chi, Tư Ngao; vua Vũ đánh nước Hỗ. Nước vì đó không người, không giống; thân vì đó bị tội, bị giết, mà (chúa bốn nước ấy) họ dụng binh không dừng; họ cầu thực không thôi! Ấy đều là hạng cầu danh, cầu thực. Riêng mi chẳng nghe chuyện đó sao? Danh thực là những cái món mà thánh nhân không thể thắng nổi, huống hồ là mi! Tuy vậy, mi tất có cách chi đó, hãy đem nói ta coi.
10.
Nhan Hồi nói:
— Chính mà hư không, gắng mà chuyên nhất có được chăng?
11.
— Ồ! Được sao được! Kìa những kẻ lấy vờ vĩnh làm đầy đủ; rất là vênh vang; vẻ mặt không nhất định; coi thường điều người ta không trái; nhận xét điều mà người ta cảm; để tìm cách dong chơi lòng mình; hạng ấy gọi là hạng ngày thấm dần mà đức họ không thành, huống hồ là đức lớn! Còn nếu chấp nhất mà chẳng biến hóa; ngoài hợp mà trong không, chê cái thường kém của người, đâu có được?
12.
— Vậy thì tôi trong thẳng mà ngoài vẹo, thành mà hợp với bề trên! Trong thẳng thì làm bạn với trời; biết con trời cũng như mình... Cùng là con trời cả, mà riêng đem mình ra để nói. Có cần chi người cho thế là phải; có cần chi người cho thế là không phải. Kẻ như thế người ta gọi nó là "con trẻ". Thế gọi là làm bạn với trời! Ngoài vẹo là làm bạn với người. Quỳ gối, lượm tay, là lễ của kẻ làm tôi. Người ta đều làm thế mà ta dám không làm sao? Làm điều mà người làm, thì ngươi cũng không chê. Thế gọi làm bạn với người. Thành mà hợp với bậc trên là làm bạn với người xưa. Lời nói tuy là dạy dỗ, mà thực là chỉ trích. (Nhưng) là của người xưa, chứ không phải của ta. Như thế thì tuy nói thẳng không là hại. Thế gọi là làm bạn với người xưa. Như thế thì có được chăng?
13.
Trọng Ni nói:
— Ồ! Được sao được! Nhiều chính pháp quá mà không dò xét (35). Dù vốn cũng không tội, tuy nhiên, chỉ thế mà thôi, nào sao có thể hòa được người? Ấy cũng như kẻ lấy lòng làm thầy!
14.
Nhan Hồi nói:
— Tôi không có cách gì hơn nữa, dám hỏi phương pháp ấy.
15.
Trọng Ni nói:
— Chay tịnh! Ta sẽ bảo ngươi. Dù có mà làm nữa đã dễ sao? Kẻ coi nó là dễ không hợp với lẽ trời.
16.
Nhan Hồi nói:
— Nhà Hồi nghèo, chỉ cố không uống rượu, không ăn hành, tỏi vài tháng. Như thế thì có thể là chay tịnh chăng?
17.
— Đó là phép chay tịnh để cúng tế, không phải là phép chay tịnh của lòng.
18.
Hồi nói:
— Dám hỏi chay tịnh của lòng?
19.
Trọng Ni:
— Hãy chuyên nhất chí mi! Không nghe nó bằng tai (8) mà nghe nó bằng lòng; không nghe nó bằng lòng mà nghe nó bằng khí. Nghe dừng ở tai. Lòng dừng ở chỗ hợp. Khi là cái hư không mà đợi vật. Chỉ có đạo là họp được hư không. Hư không là phép chay tịnh của lòng.
20.
Nhan Hồi nói:
— Lúc Hồi chưa hề được dùng thì thực là tự có Hồi. Được dùng nó rồi, thì chưa hề có Hồi. Có thể gọi là hư không chăng?
21.
Phu tử đáp:
— Hết rồi! Ta bảo mi: mi có thể vào chơi lồng của nó mà không cảm vì danh của nó! Vào thì gáy! không vào thì thôi! Không lập môn; không dùng thuốc; ở một chỗ mà gửi vào nơi chẳng được dừng, thì gần rồi đó!
Tuyệt tích, dễ; không đất làm, khó; làm kẻ cho người sai, dễ giả dối; làm kẻ cho trời sai, khó giả dối. Nghe có hạng bay bằng có cánh, chưa nghe có hạng bay bằng không có cánh. Nghe có hạng biết bằng có trí, chưa nghe có hạng biết bằng không trí. Kìa xem chỗ thủng: nhà trống nảy sáng! Điềm lành dừng ở đó. Nếu còn chẳng dừng, thế gọi là ngồi mà chạy (9)! Theo tai, mắt, thông với trong, mà bỏ điều lòng biết ra ngoài, quỷ thần cũng sẽ tới ở, huống chi loài người! Đó là phép hóa muôn vật, phép mà Thuấn, Vũ nắm lấy; phép mà Phục Hi, Kỉ Cừ làm theo suốt đời, mà huống chi là hạng người thường!


Nhân gian thế (II)
1.
使使使
2.

3.

4.

5.
忿
6.
1.
Diệp Công là Tử Cao sắp sang sứ nước Tề, hỏi Trọng Ni rằng:
— Việc nhà vua sai Chư Lương (tên Tử Cao) rất trọng; vậy nước Tề đãi sứ giả chắc sẽ rất kính, nhưng không gấp. Kẻ thất phu còn chưa dễ động nổi, mà huống chi là vua chư hầu. Tôi rất sợ điều đó. Thầy từng bảo Chư Lương: "Phàm việc hoặc lớn, hoặc nhỏ, ít khi không có đạo mà vui vẻ (10) nên việc. Việc mà chẳng nên, thì tất có cái lo về đạo người (*4). Việc nếu nên, thì tất có cái lo về âm, dương (*5). Hoặc nên, hoặc không nên, mà sau không lo gì, chỉ người có đức là có thể được thế." Tôi ăn thường xoàng xĩnh mà không kén lựa. Trong bếp không có kẻ muốn mát... (11) Nay tôi sớm chịu mệnh mà chiều uống nước đá! Có lẽ tôi nóng trong chăng? Tôi chưa tới sự thực của việc, mà đã có cái lo âm, dương rồi. Nếu việc không thành, tất có cái lo về đạo người. Thế là hai. Kẻ làm tôi không thể đảm đang điều đó. Xin thầy có cách gì thì bảo tôi.
2.
Trọng Ni đáp:
— Trong đời có hai điều kiêng lớn: một là mệnh; một là nghĩa. Con yêu cha, mẹ ấy là mệnh. Không thể nguôi ở trong lòng; tôi thờ vua là nghĩa: không cách gì để trốn khỏi ở trong khoảng trời, đất. Thế gọi là điều kiêng lớn. Vì thế, kẻ thờ cha, mẹ không chọn cảnh ngộ mà yên chịu, hiếu đến thế là rất mực; kẻ thờ vua, không chọn công việc mà yên chịu, trung đến thế là tốt đẹp; kẻ tự thờ lòng mình, buồn vui không để tới trước mặt, biết không làm thế nào được. Mà yên chịu nó như số mệnh, đức đến thế là rất mực. Kẻ làm tôi, làm con người ta, vốn có sự chẳng được đừng. Làm theo sự thực của việc, mà quên thân mình đi, công đâu đến nỗi yêu sống mà ghét chết! Thầy cứ đi là được rồi.
3.
Khâu (*6) xin trả lời bằng những điều được nghe: phàm giao thiệp gần thì tất thuận nhau bằng lòng tin; xa thì tất trung nó bằng lời nói. Lời nói tất phải truyền nó. Mà truyền lời nói của hai người mừng, hai người giận, là việc khó ở trong đời. Vì hai người mừng, tất nhiều những lời quá tốt; hai người giận, tất nhiều những lời quá xấu. Phàm những thứ quá là rông càn. Rông càn thì không có kẻ tin nó. Không tin thì kẻ truyền lời nói chịu hại. Cho nên sách Pháp Ngôn dạy: "Truyền thường tình của họ; chớ truyền lời nói quá của họ, thì cơ hồ được toàn."
4.
Vả chăng kẻ lấy khỏe mà đấu sức, bắt đầu là dương rồi rút lại thường là âm; quá lắm thì thường nhiều món quái! Kẻ lấy lễ mà uống rượu, bắt đầu là trị rồi rút lại thường là loạn; quá lắm thì thường nhiều trò vui lạ! Phàm việc gì cũng thế: bắt đầu là tin mà rút lại là khinh; khi mới làm thì giản dị mà khi sắp xong tất là to tát.
5.
Nói là sóng gió mà làm là mất thực. Sóng gió dễ làm động; mất thực dễ sinh nguy. Cho nên tức bực gây ra vô cớ; rồi những câu khéo léo; những lời thiên lệch. Loài muông chết không gọi tiếng kêu, hơi thở rộn rực... Vì thế lại sinh ra lòng xấu, xét nét quá lắm, thì tất có thứ lòng chẳng ra gì đáp lại, mà không biết sao lại thế! Nếu không biết sao lại thế, thì ai biết nó dẫn đến đâu là cùng? Cho nên sách Pháp Ngôn: "Chớ đổi lệnh. Chớ khuyên nên? Quá độ chính vì thêm thắt: đổi lệnh, khuyên nên làm hỏng việc. Cái hay thành cần phải lâu. Cái dở thành không kịp đổi! Có thể không cẩn thận sao!"
6.
Vả chăng, nhân sự vật để chơi lòng; mượn lẽ chẳng được dừng để nuôi trong; rất mực rồi, còn làm gì để báo đáp nữa! Không gì bằng mặc kệ số mệnh, ấy là việc khó.



Nhân gian thế (III)
1.

2.

3.

4.

5.
1.
Nhan Hạp sắp làm phó cho thái tử của Linh Công nước Vệ, liền hỏi Cừ Bá Ngọc:
— Ở đây có người, đức nó bị trời giảm (12)! Cùng nó làm chuyện không phép tắc thì nguy cho nước tôi. Cùng nó làm chuyện có phép tắc thì nguy cho thân tôi. Trí của nó đủ để biết lỗi của người mà không tự biết mình sở dĩ lỗi. Kẻ như vậy, tôi làm thế nào được nó?
2.
Cừ Bá Ngọc nói:
— Câu hỏi mới hay sao! Gìn giữ vào. Cẩn thận vào. Sửa mình mi cho chính. Ngoài mặt không gì bằng lui tới. Trong lòng không gì bằng hòa nhã. Tuy vậy hai điều đó có cái lo là: lui tới nhưng không muốn vào; hòa nhã nhưng không muốn ra. Ngoài mặt lui tới mà vào, rồi đến đổ, đến diệt; đế lở, đến dệt (13)! Trong lòng hòa nhã mà ra, rồi đến thành tiếng, thành danh, thành yêu, thành nghiệt. Nó khi làm con nít, cũng cùng nó làm con nít (14). Nó khi làm không bờ cõi, cũng cùng nó làm không bờ cõi (15). Nó khi làm không núi, cũng cùng nó làm không núi (16). Dần dần nó vào chỗ không vết (17)!
3.
Mi không biết con bọ ngựa sao? Vung cánh tay nó để chống lại bánh xe, không biết mình không làm nổi việc ấy, cậy tài mình là giỏi vậy! Gìn giữ vào! Cẩn thận vào! Khoe mãi cái giỏi của mi để phạm nó thì nguy đó.
4.
Mi không biết kẻ nuôi hùm sao? Không dám đem vật còn sống cho nó, ấy là vì cái hung hăng khi nó giết vật kia; không dám đem vật nguyên vẹn cho nó, ấy là vì cái hăng khi nó xé vật kia. Do sự no, đói của nó; dẫn cho nó bớt tính hung hăng. Hùm cùng người ta khác loài, vậy mà nịnh kẻ nuôi mình là thuận. Cho nên việc nó giết là nghịch.
5.
Kìa kẻ yêu ngựa, lấy rổ đựng phân, lấy trai (18) đựng nước tiểu. Xảy có ve, muỗi bám đậu, mà đập nó không phải thời, thì mất hàm, vỡ đầu, nát ngực... Ý có chỗ đến mà yêu có chỗ quên, có thể không cẩn thận sao?


Nhân gian thế (IV)
1.

2.

3.
使
4.

5.
1.
Phó Thạch (19)  sang Tề, tới cây lịch thần. Nó lớn che được nghìn trâu bò (20). Đo nó trăm vòng. Nó cao vượt núi mười nhận rồi mới có cành. Đến mười mấy cành chánh lớn có thể đục làm thuyền được. Người xem như chợ. Bác phó không đoái nhìn, cứ đi chẳng nghỉ. Học trò xem chán rồi, chạy theo kịp phó Thạch mà hỏi:
— Tư khi tôi cầm rìu, búa để theo thầy, chưa từng thấy cây gỗ nào là đẹp như thế. Thầy không chịu nhìn, đi không nghỉ, sao vậy?
2.
Đáp:
— Thôi! Đừng nói đến nó. Gỗ vô dụng đấy! Đem làm thuyền thì chìm. Đem làm quan quách thì chóng mục. Đem làm đồ thì chóng hỏng. Đem làm cửa, ngõ thì nhựa dít. Đem làm cột thì mọt. Đó là thứ gỗ bất tài, không dùng được việc gì, cho nên thọ được như thế.
3.
Phó Thạch về, cây lịch thần hiện ra trong chiêm bao bảo:
— Mi sẽ so sánh ta với cái gì? Mi sẽ so sánh ta với thứ gỗ đẹp chăng? Kìa các loài tra, lê, quýt, bưởi (21), quả trái chín thì chịu bóc lột nhục nhã (22); cành lớn gãy, cành nhỏ dập. Đó là hạng lấy tài làm khổ đời, cho nên không hưởng trọn được tuổi trời mà nửa đường chết non, tự để cho thế tục đánh đập. Phàm vật không giống nào là không như thế. Vả chăng ta cầu lấy cái không dùng gì được đã lâu, xuýt chết bây giờ mới được nó làm cái dùng lớn cho ta. Ví ta mà hữu dụng, dễ mà lớn được thế này sao? Vả chăng mi cùng ta đều là vật cả, cớ chi lại coi nhau là vật. Mà hạng người vô dụng sắp sửa chết, lại biết đâu được hạng gỗ vô dụng.
4.
Phó Thạch tỉnh dậy đoán mộng của mình. Học trò nói:
— Cần lấy vô dụng, thì sao lại làm thần?
5.
Đáp:
— Mi kín chớ nói! Nó chẳng qua cũng gửi mình vào đó, để chê trách kẻ chẳng biết mình. Dù chẳng làm thần nữa, mà mấy người đã chặt. Vả chăng cái nó giữ khác với mọi loài. Vậy mà lấy nghĩa bảo nó chẳng cũng xa sao (23)?



Nhân gian thế (V)
1.
Nam Bá Tử Kì (24) chơi trên gò đất Thương, thấy cây gỗ lớn có vẻ lạ, xếp nghìn cỗ xe bốn ngựa có thể lẩn nấp dưới bóng râm của nó. Tử Kì nói:
— Gỗ gì thế này? Giống này tất có tài lạ chăng?
Ngửa mặt mà trông cành nhỏ của nó, thì khùng khoèo  mà chẳng có thể dùng làm rường, cột. Cúi mặt mà nhìn gốc lớn của nó, thì bướu, trối mà chẳng có thể dùng làm quan quách. Nếm lá nó thì miệng chớt mà thấy đau. Ngưi nó thì khiến người say điên ba ngày còn chưa tỉnh!
2.
Tử Kì nói:
— Đây thật là giống gỗ bất tài. Vì vậy mới lớn đến như thế. Chao ôi! Bậc thần nhân lấy cái bất tài ấy.


Nhân gian thế (VI)
Nước Tống có đất Kinh Thị, hợp trồng thu, trắc, dâu (25). Hạng một nẹn, một chít trở lên, những kẻ tìm dò bẫy vượn, khỉ chặt nó. Ba vòng, bốn vòng, những kẻ tìm nóc cho các nhà cao sang, chặt nó. Bảy vòng, tám vòng (26), các nhà quan sang, nhà buôn giàu, tìm thứ săng (27) liền chặt nó. Cho nên chưa hưởng trọn được tuổi trời, mà giữa đường chết non vì rìu, búa, đó là cái hại của tài. Cho nên khi cầu đảo, hạng bò trán trắng, hạng lợn lõ mũi, cùng hạng người có bệnh trĩ, không thể đem đến để cúng thần sông (28). Chuyện đó, các cô đồng, thầy cúng đều biết, họ coi những thứ ấy là hạng chẳng lành. Nhưng đó là những hạng mà thần nhân cho là rất lành vậy.


Nhân gian thế (VII)
Chi Li Sơ là người mép thấp bằng rốn, vai cao hơn đỉnh đầu, bới tóc chỉ thiên, năm tạng (29) ở trên, hai đùi giáp hông. Mài kim (30), giặt vải (31) đủ để nuôi miệng. Lắc giần, lựa gạo, đủ để nuôi mười người. Bề trên kén các võ sĩ, thì Chi Li xen cánh (32) giữa khoảng đó. Bề trên có việc lớn, thì Chi Li vì thường có tật, không nhận công. Bề trên cho người ốm thóc thì được ba chung (*7) cùng mười bó củi. Kìa hạng có cái xác chi li còn đủ để nuôi thân cho trọn tuổi trời, huống chi là hạng có cái đức chi li!


Nhân gian thế (VIII)
Thầy Khổng sang Sở, người Cuồng nước Sở là Tiếp Dư, qua chơi cửa nhà thầy hát rằng:
"Phượng ơi! Phượng ơi! Sao đức lại suy như rứa?
"Đời sau chẳng đợi được nào!
"Đời trước theo sao được nữa!
"Thiên hạ có đạo, thánh nhân giúp cho thành!
"Thiên hạ không đạo, thánh nhân giữ lấy mình!
"Đương buổi bây giờ, họa may là khỏi tội tình!
"Phúc nhẹ hơn lông, chẳng ai biết chở!
"Vạ (33) nặng hơn đất, chẳng ai lánh sợ!
"Ối thôi! Ối thôi! Lấy đức khoe với người!
"Nguy thay! Nguy thay! Tự vạch đất mà rảo chơi!
"Cỏ mê dương! Cỏ mê dương! (34)
"Ta đi mi chớ cản đường,
"Ta đi la cà,
"Chớ hại chân ta."


Nhân gian thế (IX)
Gỗ núi tự làm cho chặt cành. Dầu lửa tự làm cho đốt mình. Quế ăn được, nên người chặt. Sơn dùng được, nên người cắt. Người ta đều biết cái hữu dụng. Mà chẳng ai biết dùng cái vô dụng cả.

ed. 2023-06-29





























































No comments:

Post a Comment